Thursday, August 19, 2021

Published August 19, 2021 by Thu Trang with 0 comment

Câu điều kiện là gì? Các loại câu điều kiện

Câu điều kiện là câu dùng để diễn đạt, giải thích về một sự việc nào đó có thể xảy ra khi điều kiện nói đến xảy ra. Hầu hết các câu điều kiện đều chứa “if”. Một câu điều kiện có hai mệnh đề gồm mệnh đề chính và mệnh đề phụ

Mệnh đề chính hay gọi là mệnh đề kết quả.

Mệnh đề chứa “if” là mệnh đề phụ hay mệnh đề điều kiện, nó nêu lên điều kiện để mệnh đề chính thành sự thật.

– Câu ví dụ: If the weather is nice, I will go to Cat Ba tomorrow

Nội dung

Các loại câu điều kiện trong tiếng Anh

Tương ứng với các thời điểm điều kiện xảy ra, câu điều kiện cũng được phân loại thành các dạng dựa vào các mốc thời gian đó

a) Câu điều kiện loại 0

Câu điều kiện loại 0 được sử dụng để diễn giải thích tình huống những tình huống được coi là chân lý, thường là những sự thật trong cuộc sống, ví dụ như khoa học

If + S + V(hiện tại đơn), S + V(hiện tại đơn) +…

– Câu ví dụ: If you freeze water, it becomes a solid

Ngoài ra, câu điều kiện loại 0 còn được sử dụng để đưa ra những lời nhắn, lời đề nghị

– Câu ví dụ: If Bill phones, tell him to meet me at the cinema

b) Câu điều kiện loại 1

Câu điều kiện loại 1 dùng để diễn tả những sự việc có khả năng xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai và kết quả của nó

If + S + (don’t/doesn’t) + V(hiện tại đơn), S + will/won’t (be) + V +…

– Câu ví dụ: If you don’t hurry, you will miss the bus

Trong câu điều kiện loại 1, thay vì sử dụng thì tương lai (will) chúng ta cũng có thể sử dụng các động từ modal verb (might,may,can,should,…) để thể hiện mức độ chắc chắn hoặc đề nghị một kết quả nào đó

– Câu ví dụ: If you drop that glass, it might break

c) Câu điều kiện loại 2

Câu điều kiện loại 2 được sử dụng để diễn tả những tình huống không có thật, không thể xảy ra trong tương lai và giả định kết quả nếu nó có thể xảy ra.

If + S  + (didn’t) + V2/Ved, S + would/could/might + (not) + V +…

– Câu ví dụ: If the weather wasn’t so bad, we could go to the park

d) Câu điều kiện loại 3

Câu điều kiện loại 3 được sử dụng để diễn tả những sự việc không xảy ra trong quá khứ và xác định kết quả nếu nó đã xảy ra. Cấu trúc câu này thường ám chỉ sự tiếc nuối hoặc lời trách móc

If + S + had(been) + V3/Ved, S + would/could/must/might + have(been/not) + V3/Ved +…

Hoặc viết theo kiểu đảo ngữ: Had + S + (been/not) + V3/Ved, S + would/could/must/might + have (been/not) + V3/Ved +…

– Câu ví dụ: If I had worked harder, I could have passed the exam ⇔  Had i worked harder, I could have passed the exam

e) Câu điều kiện hỗn hợp

Câu điều kiện hỗn hợp diễn tả những sự việc trái ngược với sự thật đã xảy ra trong quá khứ và giả định kết quả nếu những điều này thực sự đã xảy ra. Những kết quả này sẽ trái với sự thật ở hiện tại

➔  Đây là loại đau đầu nhất, các bạn cần đặc biệt lưu ý làm bài tập về loại này thường xuyên thì mới nắm vững được.

If + S + had(been) + V3/Ved, S + would/could/might + V +…

– Câu ví dụ: If I had studied, i would have my driving license

➔  Nếu tôi học thì giờ tôi đã có bằng lái xe rồi (nhưng sự thật là tôi đã không học và hiện tại tôi không có bằng lái xe)

Một số lưu ý về cách dùng câu điều kiện

a) Trong câu điều kiện có mệnh đề phụ ở dạng phủ định, chúng ta có thể dùng “unless” thay cho “if not…”

– Câu ví dụ: I will buy you a new laptop if you don’t let me down ⇔ I will buy you a laptop  unless you let me down

b) Trong câu điều kiện loại 1, chúng ta có thể sử dụng thì tương lai đơn trong mệnh đề phụ nếu mệnh đề phụ diễn ra sau khi mệnh đề chính diễn ra

– Câu ví dụ: If aspirin will ease my headache, I will take a couple tonight.

➔  Mệnh đề phụ “I take a couple tonight” sử dụng “will” do mệnh đề phụ diễn ra sau khi mệnh đề chính “aspirin will ease my headache” diễn ra

c) Trong câu điều kiện loại 2, chúng ta  sử dụng “were” thay cho “was”

– Câu ví dụ: If I were you, I would never do that to her

d) Cách dùng của câu điều kiện loại 2 và câu điều kiện loại 3 thường được sử dụng trong cấu trúc câu wish (ước gì) và cấu trúc câu would rather (giá như) để thể hiện sự tiếc nuối hoặc trách móc ai đó đã hoặc không làm gì

– Câu ví dụ: If I had reviewed for the exam, I would not have got mark D!

➔  Ta có thể viết gọn lại thành: I wish I had reviewed for the exam hoặc I would rather I had reviewed for the exam

Bài tập

Hoàn thành câu với từ cho sẵn (chú ý chia động từ)

  1. If/ you/ mix/ red/ blue/ get / purple.
  2. If/ Arsenal/ win/ they/ be/ top/ the league.
  3. It /rain/ we / cancel / the match.
  4. You / take / first bus/ you/will/ get /there on time.
  5. You / need more helpers/ I /can try / get some time off work.
  6. Mary might / deliver your parcel / you /ask /her.
  7. I / were / 20/ I would/ travel/ world
  8. Jim / lent / us / car / we / could / go / party.
  9. We / would / save £3.50 a day / we didn’t / eat any lunch.
  10. Burglars/ broke/ into my house/ they / find any money.

Đáp án

  1. If you mix red and blue, you get purple.
  2. If Arsenal wins, they’ll be top of the league.
  3. If it rains, we will cancel the match.
  4. If you take the first bus, you’ll get there on time.
  5. If you need more helpers, I can try and get some time off work.
  6. Mary might deliver your parcel if you ask her.
  7. If I were 20, I would travel the world.
  8. If Jim lent us his car, we could go to the party.
  9. We would save £3.50 a day if we didn’t eat any lunch.
  10. If burglars broke into my house, they wouldn’t find any money.

ACET – Australian Centre for Education and Training

Adblock test (Why?)


Xem Them Chi Tiet

Nhung Mon Do Cong Nghe Duoc Yeu Thich

Do Cong Nghe Phu Kien

0 comments:

Post a Comment